1.            Hạt dẻ

Công dụng: Hạt dẻ chứa hàm lượng chất xơ lớn nên tốt cho tiêu hóa. Hạt dẻ có thể giúp phòng chống các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn giảm stress nhờ đặc tính rất giàu magiê (80mg/10g). Không những thế, theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt tính ấm; vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Nó có tác dụng bổ thận ích tinh, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận hư… Ngoài tác dụng bổ dưỡng, cải thiện chức năng sinh dục ở nam giới, hạt dẻ là thức ăn có lợi cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường. Tuy rằng không phải là loại thực phẩm tươi sống nhưng hạt dẻ vẫn mang giá trị cao về mặt dinh dưỡng.

Không phải là loại thực phẩm tươi sống nhưng hạt dẻ vẫn có giá trị đặc biệt đối với sức khỏe của con người

Hạn chế: Hạt dẻ nếu chế biến chưa chín kĩ, khi ăn sẽ khiến người yếu bụng bị đi ngoài, đau bụng. Vì hạt dẻ có hàm lượng bột đường cao nên những người bị tiểu đường nên tránh.

2.            Hạt điều

Công dụng: Hạt điều không chỉ tượng trưng cho may mắn mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Hạt điều dồi dào vitamin B1, B2, B3, canxi, protein, photpho, không có cholesterol, giúp răng chắc khỏe, giàu năng lượng, là loại thực phẩm sạch, an toàn và thơm ngon, bổ dưỡng. Chất béo trong hạt điều tốt cho tim mạch. Các chất chống oxy hóa của hạt điều có thể trợ giúp phòng một số bệnh ung thư. Magiê và canxi trong hạt điều có tác dụng hỗ trợ cơ bắp khỏe mạnh và xương trong cơ thể. Nó cũng giúp cho những phụ nữ đã mãn kinh có được giấc ngủ ngon. Hạt điều giàu chất xơ, tốt cho giảm cân. Giúp các mạch máu, xương, khớp linh hoạt hơn và đặc biệt là giúp sản xuất sắc tố melanin tốt cho da và tóc. Có thể nói hạt điều đa tác dụng không thua gì các loại thực phẩm tươi sống thông thường.
Hạn chế: Thực phẩm giàu kali như hạt điều sẽ tăng gánh nặng cho thận, chính vì thế người bị suy thận không nên ăn hạt điều. Người bị khàn tiếng không nên ăn hạt điều do chất béo trong hạt sẽ kích thích niêm mạc họng làm cho triệu chứng nặng hơn. Hạt điều thường được tẩm muối khi chế biến. Ăn nhiều hạt điều tẩm muối sẽ khiến bạn bị thừa natri, không tốt cho huyết áp và tim mạch.

3.            Hạt đậu phộng (lạc)

Công dụng: Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt, vitamin E. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Axit glutamic và aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Được đánh giá là loại thực phẩm sạch, dễ ăn, dễ chế biến và giàu dưỡng chất, lạc được sử dụng nhiều trong nấu ăn hàng ngày của chị em.

Là thực phẩm sạch, an toàn, dễ sử dụng, vì vậy lạc xuất hiện nhiều trong bếp của chị em

Chất dầu trong nhân lạc giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da.
Hạn chế: Nhưng chính vì lạc chứa nhiều protein, chất dầu nên nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hoặc khiến bệnh nặng hơn cho những người bị bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp, người bị nóng trong, người bị thừa cân, phù thũng.

4.            Nho khô

Công dụng: Nho khô được phơi nắng hoặc sấy khô từ những trái nho tươi mọng chín. Giá trị dinh dưỡng của nho khô ở chỗ hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, tốt với chứng thiếu máu, yếu xương, tốt cho mắt, axit Oleanolic trong nho khô còn giúp bảo vệ men răng. Nho khô kích thích ham muốn trong chuyện phòng the bởi axit amin được Arginine, giúp điều trị các vấn đề trong cương dương. Tuy không còn ở dạng thực phẩm tươi sống nhưng nho khô vẫn gần như giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng vốn có.

Hạn chế: Tác dụng của nho khô là hiển nhiên nhưng bạn đừng nên quên lượng đường khá lớn có trong nho sấy khô (khoảng 8 muỗng cà phê đường/gói nhỏ). Ngoài ra, ăn nho khô có nguy cơ cao gây hại răng vì có độ dính cao, dễ mắc kẹt trong các kẽ răng, sẽ khiến nảy sinh vi khuẩn sống lâu nhờ lượng đường này, từ đó gây sâu răng trong khoảng thời gian dài hơn. Vì vậy chỉ nên dùng nho khô như một món tráng miệng (sau khi ăn cần nhớ làm sạch răng cẩn thận) chứ không nên dùng để ăn vặt cả ngày.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Top