Khi mà chỉ có các cửa hàng thực phẩm sạch là đủ tin tưởng cho người tiêu dùng thì bất cập sẽ vẫn còn kéo dài. Trong khi nhu cầu về thực phẩm sạch đang tăng cao thì tình hình sản xuất và tiêu thụ của chúng lại gặp nhiều vấn đề rắc rối. Chợ vốn đang vẫn là nơi tiêu thụ thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam thì hiện nay cơ chế lỏng lẻo khiến không thể nào quản lý được về mặt chất lượng nơi đây. 

Trước những sự việc thực phẩm bẩn và không rõ nguồn gốc gần đây, nhu cầu thực phẩm sạch theo đúng tiêu chuẩn đang ngày càng tăng mạnh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có 711 tổ chức, cá nhân đăng ký và được cấp chứng nhận trồng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích hơn 346 ha. Sở cũng đã phối hợp dự án Lifsap cấp giấy chứng nhận cho hơn 740 cơ sở và hộ chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng đàn heo hơn 45 ngàn con. Tuy nhiên, những lý do mà các sản phẩm này chỉ mới nằm trong các cửa hàng thực phẩm sạch khá đa dạng.
Đầu tiên, những tiêu chuẩn bảo quản chất lượng hàng hoá ở các chợ thường không được bảo đảm. Những trang thiết bị cần thiết để bảo quản thực phẩm sạch đúng chuẩn phải bao gồm ít nhất 1 tủ đông, 1 tủ mát lớn, kệ trưng bày sạch sẽ và độ ẩm cũng như nhiệt độ phòng luôn phải thấp để giữ rau củ luôn tươi. Những yếu tố này khó có thể đáp ứng tại những cửa hàng mở tại chợ thông thường.

Thứ hai, các sản phẩm chất lượng cao luôn có giá thành chênh lệch hơn so với thị trường, và các sản phẩm rau sạch này cũng không ngoại lệ. Với mức giá cao hơn khoảng 20% tuỳ theo loại sản phẩm, nhiều người tiêu dùng vẫn còn nghi ngờ và lo ngại về chất lượng của những loại rau củ thực phẩm sạch này so với những sản phẩm bình thường. Ngạc nhiên hơn, theo những khảo sát gần đây, các cửa hàng gần khu trung tâm, căn hộ chung cư lại có doanh số khả quan hơn những cửa hàng nằm trong chợ.
Cuối cùng, việc cạnh tranh không lành mạnh ở các chợ khiến một số thương hiệu mới phải chịu thiệt thòi so với những tiểu thương thông thường – đặc biệt đối với mặt hàng thịt tươi sống. Ví dụ, một trường hợp xảy ra ở cửa hàng thịt của công ty An Hạ tại chợ Hoà Bình (quận 5).

Dù các cửa hàng thực phẩm sạch đang là lựa chọn tối ưu hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố khiến việc mở rộng hình thức này ra các chợ vẫn còn khó khăn

Do cửa hàng thực phẩm sạch bán thịt heo VietGAP “hút” khách quá đông nên những tiểu thương bán thịt heo thông thường tại chợ Hòa Bình đồng loạt phản đối, gây sức ép với Công ty TNHH dịch vụ An Hạ. Những tiểu thương này yêu cầu sạp thịt heo VietGAP phải gỡ bỏ biển hiệu lớn, thay bằng biển hiệu nhỏ, đồng thời họ còn treo biển "thịt sạch" tại sạp hàng của mình. Vì vậy, người tiêu dùng muốn vào chợ Hòa Bình để mua thịt heo VietGAP cũng rất khó, do không phân biệt được đâu là thịt heo VietGAP, đâu là thịt heo thông thường.

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Top