Đi cùng các chương trình siêu thị khuyến mãi lớn nhỏ là những số phận bấp bênh. Một khi đã bước vào giai đoạn bão hòa thì việc các siêu thị đồ gia dụng phải tìm cách xoay xở không có gì là lạ nữa. Việc mua bán và sát nhập lẫn nhau dần trở nên cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp nào không muốn chịu phần giải thể. 

1.         Sáp nhập hay giải thể

Khi nhiều doanh nghiệp (DN) đã bắt đầu đóng cửa và giải thể như Top Care, Home One, Việt Long… không ít DN còn lại bắt đầu tìm cho mình những hình thức mới hơn để kinh doanh sinh lời và tồn tại tiếp tục trong tương lai.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, kinh doanh siêu thị đồ gia dụng tại Việt Nam là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, tỷ suất lợi nhuận lại thấp nên buộc các DN phải liên tục mở rộng quy mô và quản trị tốt mới có thể tồn tại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để tăng được sức cạnh tranh, DN phải trường vốn song nguồn lực lại có hạn.

Không ít doanh nghiệp, siêu thị đồ gia dụng và điện máy đã gặp phải những cái kết buồn trước thị trường cạnh tranh khốc liệt gần đây

Thực tế, nguồn vốn có hạn này của các DN trong thời gian qua đã dần bị “bào mòn” nhanh chóng phần lớn do các chương trình siêu thị khuyến mãi liên tục trong suốt gần 5 năm qua. Cuộc đua về giá giữa các DN có lợi cho người tiêu dùng, nhưng lại gây hại cho chính họ. Để bù đắp tổn thất và tiếp tục kinh doanh, các DN lớn như điện máy Nguyễn Kim cũng đã chọn hình thức sáp nhập cùng đối tác nước ngoài.
Nổi bật nhất là thương vụ ông lớn bán lẻ điện máy Thái Lan Central Group mua lại 49% cổ phần của công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu 100% cổ phần của công ty CP Thương mại Nguyễn Kim, chuỗi siêu thị điện máy có thị phần lớn nhất Việt Nam.

2.         Cùng nhau phát triển – Cùng nhau thất bại

Việc này xảy ra khi các “thế lực” nhỏ và lẻ mới như Thế giới Di động, Điện máy Trần Anh, Pico, HC… vẫn “rượt đuổi” nhau trong cuộc đua mở chuỗi hệ thống để chiếm lĩnh thị phần, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn vươn ra các tỉnh.

Với hàng loạt siêu thị khuyến mãi trong cuộc đua giá cả vừa qua, các doanh nghiệp đã dần tự đưa nhau vào những tình huống khó khăn hơn


Theo tính toán, để mở một siêu thị đồ gia dụng có quy mô, vốn đầu tư lên tới 30-40 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận là bài toán đầy thách thức giữa bối cảnh tiêu dùng chưa khởi sắc và cạnh tranh khốc liệt. Trong khi đó, theo quy luật đào thải thì các DN yếu kém trong nguồn vốn và kinh nghiệm sẽ dần bị ép đến mức giải thể do không thể tồn tại và cạnh tranh nữa – đặc biệt trong thị trường khắc nghiệt, có tính đào thải cao do sự kết hợp bành trướng giữa siêu thị khuyến mãi và mở rộng chuỗi cửa hàng liên tục. 

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét

 
Top